Hotline : 086-593-5689

79 ngõ 262 Đ. Lê Thánh Tông, thôn Hoàng Sơn, Ninh Bình

Hành trình Chanh Sành của chị Tố Nữ

Spread the love

“Khoảng cách của một món ăn ngon và một món ăn xuất sắc nằm ở trái tim và tâm huyết của người nấu ăn” – Thomas Keller

Bất cứ đầu bếp nào cũng có thể chọn những nguyên liệu tươi ngon, đắt đỏ nhất và chế biến theo công thức để nấu ra một món ăn ngon. Tuy nhiên, để tạo nên một món ăn có hương vị đáng nhớ và đặc biệt là không hề dễ dàng. Bởi hương vị ấn tượng chỉ được tạo nên khi người đầu bếp đặt hết công sức và tâm huyết vào đó. Tôi nhìn thấy điều này ở chị Tố Nữ và hũ “Chanh Sành” của chị, bởi cách chị dành 10 năm thanh xuân để biến một nguyên liệu đơn giản thành một sản phẩm thực dưỡng kỳ công, không chỉ ngon, sạch mà còn bồi bổ cho sức khỏe người Việt. 

to-nu-chanh-sanh

Quả chanh có hàm lượng axit cao tính âm mạnh, muối biển gia vị có tính dương. Chanh đào ủ muối lâu năm sẽ làm tăng tính kiềm hoá, kháng viêm, tiêu đờm, giảm axit dạ dày, tốt cho tiêu hoá. Quy trình làm ra Chanh ủ muối kể ra chỉ có 3 bước: Thu hái – Ủ muối – Ngâm mật. Nhưng nếu không biết xử lí cho khéo léo thì kết quả thu về cũng chỉ được một hũ chanh lên men lõng bõng, không đẹp mắt và khó ăn!

Rất lâu Chanh Sành mới có thể đưa ra thị trường một sản phẩm” – Chị Nữ chia sẻ. “Ủ muối thực dưỡng là một quá trình lâu dài, cần thời gian thì chanh mới ngấu, ngon. Thời gian ủ càng lâu, càng tốt.” Với Chanh Sành, 2 năm là thời gian trung bình để biến một quả chanh tươi thành món chanh muối ngon lành trên kệ.

Nhưng không chỉ tập trung vào quá trình ủ, chị còn làm tôi bất ngờ về tâm huyết của mình khi tìm kiếm phương pháp ủ.

“Những quả chanh đào đầu tiên mình làm thử được cho vào hũ nhựa. Kết quả là lượng axit vẫn cao, bị lên váng. Khi đó chỉ muốn làm sao xử lý được điều này. Rồi trong 1 lần về quê mình nhìn thấy chum nước mưa, chợt nhớ đến những hũ cà nén tương lúc nhỏ ông mình làm cứ để năm này qua tháng khác quả cà ngấu ăn giòn ngon mà lại k có bị hỏng, cái chum dùng lâu năm cứ bóng loáng lên.”

“Sau lần đó mình đi Bát Tràng tìm hiểu dòng gốm Bát Tràng. Thời điểm đó sản phẩm vẫn chưa có tên. Trong lúc ngó nghiêng xem sản phẩm, người bạn đi cùng mình không may quẹt túi, làm vỡ 1 cái chum sành. Mảnh sành vương vãi rơi trên nền nhà. Chum sành, chanh sành – càng nghe càng thấy vần. Có những thứ chợt đến đơn giản như thế thôi. Có bao nhiêu vốn liếng mình bỏ ra đầu tư vào hết chum sành, đổi từ hũ nhựa sang dùng chum để muối chanh.” – Chị chia sẻ.

Ấy vậy mà đánh đổi của chị đã được trả công vô cùng xứng đáng. Ủ chum sành không chỉ giữ cho quả chanh ngấu ngon hơn, mà còn giúp cho chanh rút nước 1 cách từ từ. Quả chanh dần khô lại, ruột chanh keo đặc. Thay vì những chiếc máy sấy công nghiệp, giờ đây những quả chanh được sấy tự nhiên ngày qua ngày nhờ những chiếc chum sành.

Chanh Sành đơn giản, bình dị như chính tên, dễ nghe dễ gọi, cũng mộc mạc như màu nâu óng của những chiếc chum ủ chanh. Ấy vậy mà món chanh ấy đã gây ấn tượng với hàng ngàn khách hàng – dù già hay trẻ, lớn hay bé, dù sử dụng như một thức đồ hàng ngày, hay dùng để chữa những cơn ho dai dẳng.

Tâm huyết của người đầu bếp là điều mà không có sách vở nào có thể dạy được, cũng như không thể nào luyện tập được. Thay vào đó, sự tận tâm phải được xây dựng từ sự thấu hiểu của người đầu bếp dành cho nguyên liệu, sự tỉ mẩn trong quá trình chế biến và sự đầu tư vào trải nghiệm cá nhân. Chị Tố Nữ và Chanh Sành của chị là một ví dụ như thế. Tất cả là để mang tới cho các khách hàng một trải nghiệm toàn vẹn nhất, để khách thấy được vị riêng, vị đặc trưng chỉ có tại Chanh Sành.